MÁCH NHỎ 10 MẸO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ

MÁCH NHỎ 10 MẸO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ

Chất lượng giấc ngủ là một chỉ số được tạo ra để đo lường hiệu quả có được thông qua giấc ngủ, để xem liệu bạn ngủ ngon đến mức nào.
Tùy vào nhu cầu và tiêu chuẩn cuộc sống của mỗi người mà chất lượng này cũng có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng đều để phản ánh sức khỏe của bạn. Vì thế, việc duy trì và cải thiện chất lượng giấc ngủ là một cách nâng cao sức khỏe không tốn chi phí.

Cùng Gòn Bedding tìm hiểu các mẹo nâng cao chất lượng giấc ngủ thông qua bài viết này nhé!

Độ quan trọng của Chất lượng giấc ngủ?

Cách đo lường chất lượng giấc ngủ?

Như đã đề cập ở phần mở đầu, chất lượng giấc ngủ là một chỉ số để chỉ ra rằng mức độ ngủ ngon của bạn trong đêm là như thế nào, và ở mỗi tình trạng cuộc sống và cơ thể sẽ có những tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có điểm chung để có thể đánh giá tổng quát cho chỉ số đo lường này.
Một số yếu tố về đặc điểm đo lường chất lượng giấc ngủ có thể xác định ở các điểm sau:
  • Trong vòng ít hơn 30 phút, bạn đã có thể đi vào giấc ngủ.
  • Số lần tỉnh giấc giữa đêm cực thấp, dưới một lần/một đêm.
  • Đáp ứng đủ số giờ ngủ được nghiên cứu khuyến nghị.
  • Có thể ngủ lại ngay sau khi tỉnh giấc 20 phút.
  • Tinh thần cảm thấy sảng khoái, cơ thể như phục hồi năng lượng vào buổi sáng.

Sự quan trọng của chỉ số này:

Sự khác biệt giữa Số lượng và Chất lượng:

Cần phân biệt rõ giữa việc ngủ nhiều và ngủ chất lượng, giữa chúng không có sự liên kết trực tiếp. Có những người khi được phỏng vấn, khảo sát để chỉ ra rằng họ có thể ngủ nhiều vấn đề.
Một trong các vấn đề thường gặp là do bệnh lý liên quan đến thần kinh hoặc tâm lý (VD: rối loạn giấc ngủ…). Bên cạnh đó còn có thể do ảnh hưởng từ yếu tố nội tại như thói quen, từ yếu tố bên ngoài như môi trường. Chúng đều không giúp họ cảm thấy khỏe khoắn hay được nghỉ ngơi sau khi thức dậy.

Sự quan trọng của Chất lượng giấc ngủ:

Sự quan trọng của chất lượng giấc ngủ tương đồng như những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, hít thở… Nó trực tiếp tác động đến sức khỏe, giúp một người cảm thấy căng tràn sức sống, tinh thần được hồi phục thông qua một giấc ngủ, hạn chế việc ngủ ngày.
Nhờ chất lượng giấc ngủ tốt và hiệu quả sẽ giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe và góp phần nâng cao chất lượng sống.
Như một bài viết về giấc ngủ của Gòn Bedding cũng đề cập, một giấc ngủ có hiệu quả không những giúp chữa lành những tổn thương từ bên trong mà còn giúp sản sinh các hoocmon, protein để phát triển cơ thể và trí não. Vì thế, đây là một yếu tố quan trọng cần có nhiều sự chú ý hơn.

Tác động tiêu cực nếu chất lượng giấc ngủ kém:

Một giấc ngủ kém hiệu quả, có chất lượng xấu sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe và kết quả sẽ được thể hiện rõ ràng thông qua các biểu hiện.
Ngay khi mất ngủ, cơ thể của người này sẽ lập tức có trạng thái uể oải, không tỉnh táo, các cơ quan sẽ hoạt động chậm lại. 

Về lâu dài, chúng có thể tác động đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim mạch, thần kinh, hoặc thậm chí là các bệnh lý về tâm thần như dễ cáu kỉnh, phát triển hội chứng lo âu và tệ hơn là trầm cảm. Tất cả những tác động này sẽ là một nguy hại to lớn đến sự an nguy của bạn.
 

Hình thức đánh giá chỉ số chất lượng giấc ngủ:

Việc ngủ không chất lượng vô cùng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách gọi tên. Đừng lo lắng nếu như bạn cảm thấy những dấu hiệu có phần chưa tốt của giấc ngủ. Hãy tham khảo phần tiếp theo của bài viết này để có thêm các mẹo nâng cao chất lượng giấc ngủ nhé.
Nếu bạn đã thử áp dụng các mẹo mà chúng tôi cung cấp mà vẫn không cảm thấy hiệu quả, điều này có nghĩa sức khỏe của bạn đang “thông báo” cho bạn biết rằng nó đang có vấn đề và cần bạn tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn thêm.

TOP 10 lời khuyên giúp cải thiện chỉ số chất lượng giấc ngủ:

Trước khi ngủ từ 1-1.5 tiếng nên tắm thư giãn:

Việc tắm thư giãn (bằng nước nóng) được chỉ ra rằng đây là hành động có thể cải thiện chất lượng của giấc ngủ và giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Lưu ý là phải cách lúc đi ngủ từ 1 đến 1 tiếng rưỡi. Một số người có thói quen ngay trước khi ngủ sẽ đi tắm cho mát mẻ và sạch sẽ thì sẽ bị phản tác dụng. Đặc biệt nếu là tắm vào ban đêm càng dễ có nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Trước khi ngủ không tập thể dục:

Nếu bạn tập thể dục ngay trước lúc ngủ thì cơ thể sẽ tự động tiết ra các loại hoocmon gây hưng phấn, đây là các chất giúp giữ sự tỉnh táo cho cơ thể. Chính điều này sẽ khiến giấc ngủ của bạn giảm chất chất lượng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa không nên tập thể dục. Trong ngày, hoặc cách giấc ngủ ít nhất 1-2 tiếng thì bạn có thể tập, và điều này giúp tăng đến hơn 40 phút ngủ ngon vào ban đêm. 

Hạn chế nạp chất lỏng các loại:

Cách giấc ngủ từ 1 đến 2 tiếng bạn không nên uống loại chất lỏng nào, ngay cả là nước lọc. Điều này gây áp lực lên thận và bàng quang, là nguyên nhân dẫn đến tiểu đêm và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Chọn chất liệu trên giường mềm mại, thoải mái:

Một nghiên cứu về lợi ích của giường nệm mới trong 28 ngày cho thấy giúp giảm đau lưng đến 57% và giảm đau các phần khác như vai, đau cơ khớp trung bình đến 60%.
Và đồng thời, kết quả cũng chỉ ra rằng, giấc ngủ được cải thiện giấc ngủ đến 60%.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được một loại Chăn - Ga - Gối nào mềm mại và có trải nghiệm giấc ngủ như tại Khách sạn 5 sao, ghé thăm Gòn Bedding tại gian hàng Shopee Mall ngay nhé!

Chọn lọc phương pháp thư giãn trước khi ngủ:

Các hoạt động giúp thư giãn thần kinh, tạo sự nhẹ nhàng trong tinh thần như thiền định, nghe các bản nhạc nhẹ, đọc sách hoặc tập hít thở cũng là các cách được chứng mình có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh đó, một vài động tác massage cũng là kỹ thuật hiệu quả được dùng trong nhiều buổi trị liệu về giấc ngủ mà bạn có thể tham khảo.

Hạn chế ăn cận giờ ngủ:

Ăn tối trễ và gần giờ ngủ sẽ khiến cơ thể tiết ra hoocmon GH và melatonin (hoocmon điều hòa giấc ngủ), đồng thời bao tử cũng cần tiết các loại dịch axit để xử lý thức ăn được nạp vào. Quá trình này sẽ gây giảm sút chất lượng giấc ngủ
Lý tưởng nhất là ăn cách giờ ngủ khoảng 4 giờ và bữa ăn chứa nhiều carbs (Carbohydrate - thành phần thiết yếu được cơ thể con người dùng để tái tạo năng lượng) sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.

Môi trường ngủ lý tưởng:

Hãy cố gắng loại bỏ các tạp âm hoặc tiếng ồn có đề-xi-ben lớn (rác âm thanh) và ánh sáng có độ gắt cao. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng tiếng ồn trắng (âm thanh con người có thể nghe được với tần số và âm lượng thấp) để dễ ngủ hơn.
Chúng sẽ như một dấu hiệu mà khi cơ thể nhận diện được thì sẽ giữ sự tỉnh táo cho cơ thể, không tạo ra sự thư giãn cần có để bước vào giấc ngủ.

Giữ nhiệt độ phòng phù hợp:

Đây là yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ còn nhiều hơn tiếng ồn và môi trường bên ngoài. Nhiệt độ phòng cao khiến nhiệt lượng cơ thể có xu hướng tăng theo sẽ giảm chất lượng giấc ngủ, giảm sự thư giãn.
Nhiệt độ phòng thích hợp cho việc ngủ được nghiên cứu và có kết quả là từ 20-22 độ C.

Không uống thức uống có cồn:

Việc hạn chế uống chất lỏng vào cơ thể là một yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, đã được đề cập phía trên, nhưng nếu có uống một chút cũng không quá ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu chất lỏng đó là thức uống có cồn thì lại là một vấn đề khác. Một số loại đồ uống có cồn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiết ra melatonin khiến giấc ngủ giảm chất lượng.
Song song với điều này, cồn tạo ra nhiều hiệu ứng tiêu cực trong giấc ngủ vì melatonin bị gián đoạn sản sinh như ngáy, nhịp thở không điều hòa…

Có nhịp sinh hoạt đúng giờ:

Có một thói quen ngủ và thức đúng theo một quy luật và tuân thủ khoa học sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn và khi thức dậy sẽ không cảm thấy uể oải hay phải đặt thật nhiều báo thức mà vẫn không dậy nổi.

Trên đây TOP 10 mẹo nhỏ được khuyến nghị từ các chuyên gia để giúp bạn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình.

Đang xem: MÁCH NHỎ 10 MẸO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng