CÁC GIAI ĐOẠN CỦA GIẤC NGỦ BẠN CẦN PHẢI BIẾT!
Giấc ngủ là gì và vì sao lại quan trọng như vậy đã được Gòn giải thích ở bài viết trước. Tại bài viết này, nâng cao nhận thức bảo vệ sức khỏe giấc ngủ của chính mình hơn bằng cách hiểu thêm về các giai đoạn của một giấc ngủ nhé!
Đọc hết bài viết này của Gòn Bedding để khám phá!
Như thế nào là giấc ngủ bình thường?
Thông thường, một giấc ngủ sẽ bao gồm 2 chu kỳ là NREM và REM:
- NREM (Non Rapid Eye Movement): đây là loại giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh và sẽ bao gồm 4 giai đoạn có mức độ ngủ từ nhẹ nhất đến sâu nhất. Và trong giai đoạn ngủ sâu nhất sẽ là giai đoạn để hồi phục năng lượng cơ thể.
- REM (Rapid eye movement): là chu kỳ với sự chuyển động mắt nhanh và có phần liên tục. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn con người ngủ sâu nhất và gần như chẳng thể bị đánh thức bởi điều gì. Chu kỳ REM nên chiếm 25% tổng thời gian ngủ để tạo hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Hai loại chu kỳ giấc ngủ này sẽ luân chuyển để bổ trợ cho nhau, tạo nên một giấc ngủ hoàn thiện với tối đa hiệu quả giúp sức khỏe được hồi phục nhanh chóng cho ngày dài kế tiếp.
4 Giai đoạn chính của giấc ngủ NREM
Dựa vào các thiết bị chuyên dụng, từ lâu các nhà khoa học đã đo và ghi lại được điện não đồ trong quá trình ngủ của các thí nghiệm, đưa ra các kết quả nghiên cứu và được công nhận để sử dụng.
Như thế, nhờ những nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã phân tích được cấu trúc sinh lý của con người trong giấc ngủ và tạo ra hệ thống 4 giai đoạn của giấc ngủ (NREM).
Giai đoạn 1: Ngủ nhẹ nhất
Đây là trạng thái vừa mới bước vào giấc ngủ, vì thế, giấc ngủ chưa sâu, nhưng thời lượng lại chiếm đến phân nửa, tức 50% giấc ngủ. Trong lúc này, trạng thái con người sẽ lơ mơ hoặc thiu thiu ngủ.
Nhịp tim trở nên điều hòa, nhịp bắt đầu chậm lại dẫn đến huyết áp giảm dần, nhiệt độ não cũng giảm theo. Nhịp độ chuyển động của mắt dần chậm hơn.
Gần như mọi hoạt động trong giai đoạn này sẽ từ từ chuyển động chậm lại để tạo nên tiền đề cho những giai đoạn sau. Ví dụ như dòng máu đến não cũng chậm đi, điện não đồ cũng tương tự với biên độ nhỏ và ít đi nhưng chuyển động vô cùng đều đặn.
Trong giai đoạn 1 này, con người rất dễ tỉnh giấc và có nguy cơ không thể ngủ lại và dẫn đến tình trạng ngủ thiếp đi khi quá mỏi mệt. Còn nếu không sẽ tỉnh mãi.
Điều này diễn ra bởi một trong hai hoặc cả hai yếu tố như nhiệt độ phòng, độ ồn ào, hoặc mắc tiểu…
Giai đoạn 2: Ngủ nhẹ
Giai đoạn 2 bắt đầu và thường diễn ra trong 20 phút. Ý thức lúc này vẫn có thể lơ mơ như giai đoạn 1 nhưng không dễ tỉnh giấc nữa.
Tuy nhiên, lúc này, dù có thể có những ý nghĩ trôi nổi và rời rạc xuất hiện trong đầu, tuyệt nhiên con người vẫn không nhìn thấy gì, dù là nó đang chuyển động, kể cả khi mắt mở.
Chức năng của cơ thể lúc này sẽ chậm và ít như hơn giai đoạn 1. Tuy nhiên, điện não đồ lúc này dù chuyển động chậm nhưng lại có biên độ mạnh hơn, lắm lúc sẽ có xuất hiện của các sóng nhanh.
Dù khó tỉnh giấc nhưng con người vẫn có thể bị lây tỉnh bởi âm thanh xung quanh.
Giai đoạn 3: Ngủ sâu
Sẽ xuất hiện sau từ 30-40 phút kể từ giai đoạn lơ mơ, thiu thiu ngủ (có thể tính là giai đoạn 1). Độ dài ngắn có thể thay đổi theo thời gian, cụ thể là dài hơn với độ tuổi thanh niên và ngắn lại với độ tuổi “xế chiều”.
Giai đoạn này là giai đoạn chỉ có thể tỉnh nếu âm thanh có mức độ chấn động hoặc lay mạnh thì có thể tỉnh dậy. Vì thế, đây được xem là giai đoạn ngủ sâu.
Tay chân lúc này dần trở nên bất động, khá nặng, nhưng dù có bị nhấc lên và cho rớt xuống thì vẫn không thể tỉnh, người ngủ sẽ không hay biết về điều này.
Giai đoạn 4: Ngủ sâu nhất
Được xem là giai đoạn quên lãng bởi lúc này là giai đoạn ngủ sâu nhất với biên độ lớn và tần suất chậm của điện não đồ.
Lúc này, cơ thể có xuất hiện hiện tượng gì thì người ngủ cũng không hay biết, đó là lý do có sự tồn tại của mộng du (đi bộ trong lúc ngủ) hoặc tè dầm mà lúc tỉnh dậy lại không hề có ý thức gì về chúng.
Đây được xem là giai đoạn ngủ ngon nhất và sâu nhất của giấc ngủ, dù không diễn ra nhiều. Nếu bị đánh thức ở giai đoạn này, những suy nghĩ trong đầu sẽ bị đánh bay và khi tỉnh dậy sẽ có xu hướng bị mất phương hướng.
Giai đoạn giấc ngủ REM
Kết thúc pha ngủ sâu ở giai đoạn 3 hoặc 4, con người sẽ có xu hướng quay lại giai đoạn 2 là giai đoạn ngủ tương đối nhẹ để làm cơ sở đi vào giấc ngủ REM.
Giai đoạn ngủ REM thường xuất hiện sau khi bạn ngủ từ 70 đến 90 phút. Giai đoạn này sẽ kéo dài hơn đặc biệt khi đêm khuya và trời gần sáng.
Cơ thể cũng có những sự biến động đặc biệt trong giai đoạn REM. Cằm có xu hướng thả lỏng trong khi các khu vực khác như các mô cơ hoặc khớp tại mặt, tại tay - chân sẽ có xoắn vặn lại. Hầu như các cơ lớn trong cơ thể sẽ không thể cử động được, tương tự như trạng thái liệt.
Sự luân chuyển giữa hai loại giấc ngủ
Sự luân chuyển các chu kỳ sẽ từ 4-6 lần trong một đêm giữa REM và NREM. Trung bình mỗi chu kỳ sẽ “chiếm đóng” trong khoảng 90 phút, và có thể dao động ở mức 70 đến 110 phút.
Đối với hai giai đoạn ngủ sâu của NREM (sâu và sâu nhất) sẽ có xu hướng chỉ xuất hiện chu kỳ đầu tiên của giấc ngủ NREM trong đêm và hầu như hiếm khi xuất hiện lại trong phần còn lại của giấc ngủ.
REM và NREM, dù là chu kỳ nào cũng không thể thiếu. Chúng tương trợ lẫn nhau để có thể tạo ra hiệu quả tối đa hóa cho sức khỏe của bạn. Giấc ngủ kém, thiếu ngủ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Do đó, hãy trang bị nhiều kiến thức hữu ích, như tại Blog của Gòn Bedding, để nâng cao sức khỏe của mình nhé!